Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Trần thạch cao đang dần được sự ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong gần như tất cả các công trình bên ngoài như nhà hàng, trung tâm mua sắm và ngay cả căn hộ của rất nhiều gia đình. Nhờ hàng loạt các tính năng vượt trội không vật liệu nào có được như tính chống ẩm, chống nhiệt và khá nhẹ về giá thành lẫn khối lượng của vật liệu. Cùng vách thạch cao, tất cả sản phẩm về thạch cao đều có thể được dễ dàng sửa chữa bằng loại bột này.

Cùng nhiều mẫu mã và thiết kế độc đáo, trần thạch cao đang được khá nhiều gia đình ưa chuộng


Trần thạch cao thả (trần nổi) là bộ phận của công trình có tác dụng bao che, cách nhiệt và trang trí nội thất. Hệ thống khung trần nổi sẽ thấy được khung viền phối với tấm trần trước và sau khi công trình hoàn thiện. Cấu tạo chính của thiết kế này là nhờ vào thanh chịu lực chính, thanh phụ, thanh viền tường và các tấm trang trí. Những thanh chính chịu lực chính, được treo lên trần bằng các cụm ty treo và tăng đơ. Thanh phụ được liên kết với thanh chính để tạo ra kiểu dáng riêng theo từng thiết kế. Các thanh viền tường được liên kết với tường hoặc vách ngăn bởi bột thạch cao để tăng độ chắc chắn của sản phẩm. Cuối cùng mọi thứ sẽ được bao phủ bởi các tấm trang trí, tạo bề mặt trang trí đầy tính thẩm mỹ cho không gian phòng.

Sau khi hoàn chỉnh phần mái, chúng ta có thể chuẩn bị các vật liệu cần thiết để lắp đặt trần thạch cao. Lắp đặt hoàn chỉnh trần gồm 6 bước chính sau đây:

Bước 1: Xác định độ cao trần và lấy mặt phẳng trần bằng nivo, đánh dấu mặt phẳng. Thông thường dấu được đánh cao độ ở mặt dưới tấm trần.

Bước 2: Lắp đặt khung - có thể dùng búa định hoặc khoan để cố định thanh viền tường bằng đinh bê-tông hoặc vít nở với định khoảng không quá 300mm tùy theo loại tường.

Bước 3: Xác định khoảng cách giữa các điểm treo hệ thống khung xương không quá 1200mm.

Bước 4: Xác định khoảng cách của các thanh chính (thanh dọc) sao cho phù hợp với hướng các điểm treo trên mái theo khoảng cách tiêu chuẩn quy định và đo độ phẳng của khung.

Bước 5: Liên kết các thanh phụ (thanh ngang) với thanh chính với khoảng cách tiêu chuẩn đã định.

Bước 6: Thả tấm lên các ô giữa thanh chính và thanh phụ, chỉnh sửa và hoàn thiện.

Kết hợp bột thạch cao cùng sản phẩm này, bạn sẽ luôn có một tấm trần sạch sẽ và không bị hư hỏng

Trong lúc thi công, một số va chạm mạnh có thể làm hư hại vật liệu của bạn. Hãy sử dụng bột thạch cao để hàn lại mối nối hoặc đắp những góc bị vỡ vụn. Việc cẩn thận trong từng chi tiết khi thi công sẽ giúp trần của bạn có tuổi thọ lâu hơn, chống việc ẩm mốc tấn công làm hư hại trần.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét